Tổng Hợp Thông Tin Về Hệ Thống Lắp Dẫn Động Trên Xe Ô Tô

 Trục láp đóng vai trò là bộ phận truyền động quan trọng của xe ô tô, việc hiểu rõ cấu tạo, chức năng, các vấn đề thường gặp với trục láp sẽ giúp chủ xe chủ động hơn trong quá trình sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.

Trong bài viết này, Thanh Phong Auto sẽ cung cấp các thông tin quan trọng về hệ thống láp dẫn động ô tô.

1Trục Láp Ô Tô Là Gì?

Khái niệm

Trục láp ô tô có dạng hình trụ, thuộc hệ thống truyền động ô tô với nhiệm vụ dẫn động từ hộp số ô tô hoặc bộ vi sai đến các trục bánh xe để ô tô di chuyển.

Hệ thống láp dẫn động trên ô tô
Hệ thống láp dẫn động trên ô tô

Phân loại

Trục láp dẫn động ô tô được phân ra hai loại chính:

  • Trục láp đơn: thường làm bằng nhôm hoặc thép có độ bền cao, trọng lượng nhẹ; sử dụng trên các dòng xe 4 bánh có khoảng cách giữa động cơ và trục nhỏ.
  • Trục láp hai ba mảnh: sử dụng cho dòng xe 4 bánh có khoảng cách giữa trục và động cơ lớn.

Cấu tạo

Trục láp dẫn động xe ô tô có cấu tạo với 9 bộ phận chính:

  1. Trục giữa: bộ phận chính của trục chuyển động và trục khớp liên kết với vỏ trên các ổ trục giữa.
  2. Trục hình ống: bộ phận giúp hiệu chỉnh hệ số khoảng cách hộp số và trục sau.
  3. Ống: duy trì vị trí đuôi xe khi tăng tốc hay phanh xe.
  4. Vòng bi trung tâm – ổ trục giữa: liên kết 2 phần của trục láp, duy trì vị trí bộ phận truyền động.
  5. Mép bích: kết nối trục láp với bộ truyền động, hộp số, bộ vi sai…
  6. Khớp nối (khớp chữ U): kết nối các trục quay của xe, truyền động đến các bánh xe để xe di chuyển.
  7. Chốt chặn: giảm độ rung và tiếng ồn khi xe tăng tốc.
  8. Chốt trượt: kết nối với trục truyền động, di chuyển ngoài hộp chuyển để cung cấp điện.
  9. Chốt ống: xoay quanh khớp nối và trục truyền động.

Ngoài ra hệ thống láp dẫn động ô tô còn một số bộ phận khác như hệ thống chống bó cứng, bộ giảm chấn xoắn…

Trục láp dẫn động
Trục láp dẫn động

2Các Vấn Đề Thường Gặp Với Hệ Thống Láp Dẫn Động Trên Xe Ô Tô

Gỉ sét bánh răng trục láp:

Dấu hiệu: xe khởi động có tiếng kêu to, giật và ì máy hơn bình thường.

Nguyên nhân: xe di chuyển khi trời mưa, ở vùng ngập nước hoặc vệ sinh xe không đúng cách làm nước tràn và đọng lại trong khoang láp – không được làm khô kịp thời nên làm bánh răng bị oxy hóa.

Mòn bánh răng truyền động và các khớp đồng tốc:

Bánh răng và các khớp đồng tốc bị mài mòn sẽ làm giảm công suất truyền động, nếu kéo dài có thể làm vỡ, mẻ bánh răng làm xe ô tô không thể di chuyển được.

Dấu hiệu: xuất hiện tiếng kêu “cụp cụp” khi ôm cua.

Nguyên nhân: bánh răng, các khớp đồng tốc chịu tác động của lực ma sát nên khó tránh khỏi tình trạng mài mòn và hỏng hóc sau thời gian dài hoạt động; đặc biệt là khi không được bôi trơn hoặc dầu bôi trơn lẫn cặn bẩn.

Hệ Thống Láp Dẫn Động Trên Xe Ô Tô chất lượng Garage Thanh Phong Auto HCM 2022

Cây láp bị hỏng:

Xuất hiện tiếng kêu cụp cụp và to hơn khi chạy thẳng.

Chảy mỡ trục láp:

Mỡ trong trục láp phải là loại đặc biệt chuyên dùng cho trục láp, nếu dùng không đúng loại sẽ bị chảy ra ngoài qua khe cửa chụp cao su.

Vỏ trục láp bị rách:

Vì làm bằng cao su nên vỏ trục láp có thể bị rách do cọ xát trong quá trình xe vận hành. Cần thay mới bộ phận này ngay khi có dấu hiệu rách để tránh đất cát chui vào và làm mài mòn các chi tiết bên trong ổ láp.

Là bộ phận quan trọng trong quá trình vận hành của ô tô, thế nên hệ thống láp dẫn động cần được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để kịp thời phát hiện, khắc phục các sự cố – tránh ảnh hưởng chất lượng xe, an toàn của người ngồi trên xe và tốn kém nhiều chi phí sửa chữa.

Thanh Phong Auto cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô chuyên nghiệp tại TP HCM. Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm tại trung tâm sẽ kiểm tra kỹ càng tình trạng xe; tư vấn hướng bảo dưỡng, khắc phục hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất cho khách hàng.

Nguồn: https://thanhphongauto.com/he-thong-lap-dan-dong/

Nhận xét